hội chứng tiền kinh nguyệt

Xem thêm nhiều sản phẩm Hana Lady cung cấp qua :
Shopee : https://shp.ee/2ysuprv
Lazada : https://bit.ly/2Ym0FR7

Chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ rất mật thiết đối với sức khỏe sinh lý cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy nên, nếu để tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài ở độ tuổi sinh sản thì sẽ có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Để có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng này, bạn hãy cùng Hana Lady theo dõi bài viết sau đây nhé!

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng âm đạo ra máu theo một chu kỳ nhất định của buồng trứng. Đây là hoạt động sinh lý bình thường ở nữ giới kéo dài từ 13 – 50 tuổi. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt được cho là hoàn toàn bình thường ở nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ kéo dài từ 28 – 35 ngày.

Ngày đầu tiên âm đạo ra máu sẽ được tính là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu kinh chảy ra ngoài qua âm đạo sẽ khoảng từ 50 – 80ml và kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy từng cơ địa và thể trạng mỗi người. 

Còn với những người mà chu kỳ kinh nguyệt không tuân theo một quy luật nhất định thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Theo đó số ngày của chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn so với mức bình thường. Đồng thời lượng máu kinh cũng có thể nhiều hoặc ít hơn và màu sắc máu kinh cũng sẽ có những biến đổi thất thường. 

Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Triệu chứng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Ở mỗi đối tượng thì sẽ có những biểu hiện về bệnh lý khác nhau. Sau đây là một triệu chứng thường thấy nhất ở những người bị rối loạn kinh nguyệt mà bạn nên tham khảo để có thêm thông tin cho bản thân. Cụ thể như sau:

Độ tuổi có kinh bất thường

Mặc dù so với trước kia thì độ tuổi có kinh độ tuổi dậy thì của bé gái hiện nay thường sớm hơn và độ tuổi mãn kinh ở nữ giới thường muộn hơn. Bởi môi trường sống và chế độ dinh dưỡng của cuộc sống hiện đại ngày nay tác động rất lớn tới cơ sự phát triển của cơ thể. Vậy nên, những bé gái có chu kỳ kinh nguyệt khi 8 hoặc 9 tuổi hay phụ nữ ngoài 50 tuổi mà chưa mãn kinh thì cũng vẫn được xem là bình thường. 

Tuy nhiên, khi có những biểu hiện sau đây thì rất có thể đã gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể như sau:

  • Dậy thì muộn và đã qua 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt.
  • Bé gái dậy thì sớm và có chu kỳ kinh nguyệt khi đang còn dưới 8 tuổi. Bởi thông thường bé gái khoảng 13 – 16 tuổi mới có kinh.
  • Mãn kinh muộn khi phụ nữ đã ngoài 60 tuổi mà vẫn đang còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Phụ nữ bị mãn kinh khi chỉ mới 40 tuổi. Bởi thông thường độ tuổi mãn kinh ở nữ giới là từ 45 – 55 tuổi. 

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài từ 22 đến 35 tuổi. Nếu bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ có những dấu hiệu như:

  • Kinh thưa với vòng kinh kéo dài trên 35 ngày.
  • Kinh mau với vòng kinh ngắn dưới 22 ngày.
  • Thường xuyên bị đau bụng dữ dội trước, trong và sau khi hành kinh (thống kinh). 
  • Bị vô kinh trên 6 tháng.
Ở mỗi đối tượng thì sẽ có những biểu hiện về bệnh lý khác nhau
Ở mỗi đối tượng thì sẽ có những biểu hiện về bệnh lý khác nhau

Số ngày hành kinh bất thường

  • Rong huyết: Đây là tình trạng âm đạo ra máu không theo chu kỳ và kéo dài trên 7 ngày. 
  • Rong kinh: Đây là tình trạng lượng máu kinh vượt quá 80 ml/ chu kỳ và số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
  • Số lượng máu kinh ra nhiều, có thể lên tới 200 ml/chu kỳ.
  • Số ngày hành kinh rất ngắn với 2 ngày trở xuống
  • Số lượng máu kinh ra quá ít, dưới 15ml/chu kỳ.
  • Máu kinh ra ít và chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày.
  • Máu kinh ra nhiều và kéo dài trong rất nhiều ngày.
  • Số lượng máu kinh ra nhiều bất thường trong ngày hành kinh.

Triệu chứng bất thường 

Nếu nữ giới bị đau bụng dưới trước, trong và sau khi hành kinh và cơn đau dữ dội, lan rộng từ cột sống xuống đùi sau đó là toàn bụng thì có thể bạn đã bị thống kinh. Cơn đau còn có thể kèm theo những hiện tượng như: Dễ xúc động, buồn nôn, căng tức ngực. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống. 

Ngoài ra, kinh nguyệt bị rối loạn còn kèm theo những bất thường về sự phát triển của nang trứng. Theo đó, khi ở giữa chu kỳ kinh nguyệt sẽ không có sự phóng noãn trứng như bình thường. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn

Như đã nói bên trên, kinh nguyệt bị rối loạn là hiện tượng ngày hành kinh của các chị em đến sớm hơn hoặc trễ hơn hay có thể là mất kinh một cách bất thường và không theo một quy luật nhất định nào. Bên cạnh đó, kinh nguyệt bị rối loạn còn kèm theo một số dấu hiệu như: Màu máu bất thường, lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít, rong kinh (hành kinh kéo dài), đau bụng dữ dội khi hành kinh,…

Theo các nghiên cứu y học cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn thì có rất nhiều. Trong đó, chúng ta có thể kể đến một số lý do chính như:

  • Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố do sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp,…
  • Do sử dụng nhiều thuốc tây, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Do bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo, cũng có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
  • Do công việc quá căng thẳng, mệt mỏi, stress, mất ngủ kéo dài, rối loạn tâm lý.
  • Do cơ thể bị tăng hoặc giảm cân nhanh, chế độ ăn uống, sinh hoạt bất thường, uống nhiều bia rượu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn thì có rất nhiều
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn thì có rất nhiều

Tác hại của tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn

Không chỉ khiến cho nữ giới gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội mà kinh nguyệt rối loạn còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây nên các bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa. 

Mặt khác, chu kỳ kinh nguyệt còn là “tấm gương” phản chiếu về sức khỏe sinh sản của nữ giới. Chính vì vậy, khi kinh nguyệt bị rối loạn thì khả năng thụ thai của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân khiến cho chị em dễ mắc phải những rủi ro, tai biến khi mang thai và ảnh hưởng tới em bé. Đặc biệt, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, phù hợp thì nó sẽ dẫn đến tình trạng vô sinh và hiếm muộn ở nữ giới. 

Khi kinh nguyệt bị rối loạn thì khả năng thụ thai của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng
Khi kinh nguyệt bị rối loạn thì khả năng thụ thai của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng

Một số cách phòng ngừa tình trạng kinh nguyệt không đều

Âm đạo của phụ nữ thường rất nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm, nấm ngứa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của nữ giới. Từ đó hình thành nên những chứng bệnh phụ khoa gây viêm nhiễm, rối loạn kinh nguyệt,… Sau đây là một số cách phòng ngừa tình trạng kinh nguyệt không đều mà bạn nên biết:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích, tránh căng thẳng, mệt mỏi,…
  • Hạn chế việc dùng xà bông hay chất tẩy rửa mạnh để lau rửa vùng kín. Đồng thời, tuyệt đối không tự thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
  • Nếu quan hệ tình dục vào ngày đèn đỏ thì cần vệ sinh cho cả hai người trước và sau cuộc yêu. Như vậy, chị em sẽ tránh được nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. 
  • Luôn giữ cho vùng kín khô ráo, tránh mặc loại quần bó sát, nên chọn quần lót bằng chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt.
Âm đạo của phụ nữ thường rất nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm, nấm ngứa
Âm đạo của phụ nữ thường rất nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm, nấm ngứa

Lời kết

Mặc dù rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì nó sẽ dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Mong rằng với những thông tin được Hana Lady chia sẻ bên trên, bạn đọc sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bản thân được tốt hơn. 

Thông tin liên hệ :Store 1: 184 Lê Văn Sỹ P10 Q.Phú Nhuận

Store 2: 150 Trương Công Định P14 Q.Tân Bình

Phone : 0938.911.394

Email : hanalady1117@gmail.com

 

Related Post