Xem thêm nhiều sản phẩm Hana Lady cung cấp qua :
Shopee : https://shp.ee/2ysuprv
Lazada : https://bit.ly/2Ym0FR7
Thống kinh là những cơn đau bụng xuất hiện khi nữ giới đến ngày đèn đỏ. Tuy nhiên một cơn đau dữ dội cùng với một số dấu hiệu bất thường khác trở thành vấn đề đáng lo ngại. Việc tìm hiểu về biểu hiện thường gặp của thống kinh và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn. Dưới đây là những thông tin hữu ích của Hana Lady dành cho bạn về vấn đề này.
Thống kinh là gì?
Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt được cho là ở nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ kéo dài từ 28 – 35 ngày. Ngày đầu tiên âm đạo ra máu sẽ được tính là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu kinh chảy ra ngoài qua âm đạo sẽ khoảng từ 50 – 80ml và kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy từng cơ địa và thể trạng mỗi người.
Hiện tượng này xảy ra khi trứng rụng và không được thụ tinh, niêm mạc tử cung bị bong tróc và tống xuất ra ngoài, xuất hiện máu kinh. Quá trình hành kinh sẽ có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau như: tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú và hệ thống thần kinh nội tạng.
Trong những ngày đèn đỏ phụ nữ sẽ cảm thấy có một cơn đau xuất hiện từ vùng bụng dưới. Nó có thể lan lên vùng ngực, cương vú gây khó thở hoặc lan xuống phần đùi, vùng kín. Thậm chí cơn đau còn lan tỏa khắp bụng kèm theo đó là các triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, đau lưng, đau đầu, sốt nhẹ, bủn rủn tay chân, thay đổi cảm xúc… Tất cả cảm giác khó chịu này gọi là thống kinh.
Các loại thống kinh ở nữ giới
Hiện nay, thống kinh được chia thành 2 loại chính là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Nguyên nhân và cơ chế đau của từng loại được xác định như sau:
Thống kinh nguyên phát
Thống kinh nguyên phát hay vô căn thường xuất hiện ở nữ giới có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Tình trạng này có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng nhưng chủ yếu là thanh thiếu niên dưới 30 tuổi và thường tự khỏi sau đó. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị thống kinh vô căn thường xuyên cho đến giai đoạn mãn kinh.
Nguyên nhân
Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 20 – 25% phụ nữ bước vào độ tuổi dậy mắc thống kinh nguyên phát vào những năm đầu hành kinh. Nguyên nhân do độ prostaglandin cao hơn bình thường. Đây là các acid béo không bão hòa ở mô đóng vai trò như một chất hóa học trung gian của quá trình viêm và cảm nhận đau.
Cơ chế đau
Sự thay đổi của hormone sinh dục vào thời kỳ kinh nguyệt khiến prostaglandin được tiết ra cao hơn bình thường. Tình trạng này làm cho tử cung co thắt và đồng thời siết chặt các mạch máu. Từ đó các tổ chức sẽ không đủ máu nuôi và thiếu oxy dẫn đến lớp nội mạc tử cung bị tróc ra, hoại tử gây nên những cơn đau bụng.
Thống kinh thứ phát
Thống kinh thứ phát chủ yếu có liên quan đến bệnh lý. Nó thường xuất hiện muộn sau nhiều năm nữ giới không có những triệu chứng đau bụng, buồn nôn… trong ngày đèn đỏ. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 30-40 tuổi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường bắt nguồn từ các bệnh lý như: viêm tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, Polyp tử cung, ung thư tử cung… Ngoài ra, các cơn đau bụng còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
Cơ chế đau
Thống kinh thứ phát có cơ chế đau đa dạng tùy thuộc vào bệnh lý của từng phụ nữ. Một số trường hợp cơn đau xuất hiện giống nguyên phát là do hàm lượng prostaglandin tiết ra cao.
Các triệu chứng thống kinh thường gặp
Triệu chứng thống kinh nguyên phát
Thống kinh vô căn thường bắt nguồn từ trạng thái căng thẳng thần kinh của những người chưa hiểu biết khi đến ngày đèn đỏ. Nếu bạn khám phụ khoa sẽ không phát hiện dấu hiệu nào đặc biệt về bệnh lý. Tình trạng này có các biểu hiện như sau:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới, cơn đau xuất hiện dữ dội với kiểu đau co rút.
- Cơn đau bắt đầu từ vùng bụng dưới rồi lan sang lưng, xuống đùi và âm hộ.
- Đau trong nhiều ngày với lượng máu kinh lớn, kèm theo đó là các triệu chứng nhức đầu, căng vú, buồn nôn và nôn, ngất xỉu, tiêu chảy.
- Một số trường hợp có thể sốt và giảm dần cơn đau cùng với lượng máu kinh.
Triệu chứng thống kinh thứ phát
Những biểu hiện của thống kinh thứ phát cũng gần giống với trường hợp nguyên phát. Tuy nhiên cơn đau thường sẽ xuất hiện trước ngày đèn đỏ cả tuần và kéo dài đến ngày hành kinh cuối cùng. Bên cạnh đó chị em còn thấy đau sau chu kỳ và nhiều thời điểm khác nhau trong tháng.
Trong trường hợp này chúng ta cần dựa vào thăm khám phụ khoa, soi ổ bụng, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, soi buồng tử cung mới có thể chẩn đoán được bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Cách cải thiện và điều trị thống kinh hiệu quả
Theo các bác sĩ phụ khoa, hầu hết các trường hợp thống kinh nguyên phát sẽ tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên có nhiều trường hợp cơn đau xuất hiện quá dữ dội sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Do đó chị em cần chủ động thăm khám để có biện pháp cải thiện cũng như điều trị thích hợp.
Đối với thống kinh nguyên phát
- Vào những ngày đèn đỏ chị em nên tắm bằng nước ấm hoặc dùng túi, chai nước ấm chườm lên vùng bụng để làm giảm tình trạng co thắt ở tử cung.
- Một số phương pháp giảm đau nữ giới có thể áp dụng như: xoa bóp vùng bụng dưới hoặc lưng, ấn huyệt, kích thích thần kinh bằng điện cực qua da, châm cứu, kéo giãn cột sống…
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Chị em nên tăng cường bổ sung omega-3 có trong các loại cá. Bổ sung nguồn thực phẩm giàu kẽm, magie, vitamin A, B1, B6 và vitamin E.
- Các bạn tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm chua, có tính hàn. Bởi các loại đồ ăn uống này có nguy cơ làm cho tình trạng thống kinh nghiêm trọng hơn.
Đối với thống kinh thứ phát
Nguyên nhân chủ yếu của thống kinh thứ phát là do các bệnh lý phụ khoa gây nên. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng bất thường vào ngày đèn đỏ chị em nên thăm khám. Nếu bệnh lý ở giai đoạn nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Trong trường hợp này thuốc có tác dụng giảm đau co thắt, tăng cường kháng sinh và hạn chế sự phát triển của bệnh phụ khoa.
Đối với trường hợp thống kinh thứ phát do bệnh lý phụ khoa ở mức độ nặng thì cần nhờ đến phương pháp ngoại khoa. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám phụ khoa, dựa trên loại bệnh và mức độ nặng nhẹ để xác định hướng điều trị ngoại khoa phù hợp.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về thống kinh mà Hana Lady muốn chia sẻ. Hy vọng sau khi tham khảo chị em sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến ngày đèn đỏ của mình. Nhờ đó mỗi người cũng có thêm kinh nghiệm chăm sóc bản thân, chủ động phát hiện triệu chứng của bệnh lý phụ khoa để chữa trị kịp thời. Chúc chị em luôn khoẻ và tự tin hơn trong cuộc sống nhé.
Store 1: 184 Lê Văn Sỹ P10 Q.Phú Nhuận
Store 2: 150 Trương Công Định P14 Q.Tân Bình
Phone : 0938.911.394
Xem thêm >> Đồ Ngủ Quyến Rũ Giá Rẻ