Xem thêm nhiều sản phẩm Hana Lady cung cấp qua :
Shopee : https://shp.ee/2ysuprv
Lazada : https://bit.ly/2Ym0FR7
Trong các dấu hiệu mang thai, đau tức ngực được xem là cách nhận biết đơn giản nhất. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tuần thứ 1 cho đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong thời điểm này vùng ngực của phụ nữ trở nên nhạy cảm và căng cứng hơn. Vậy đau ngực khi có thai trong bao lâu? Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Hãy cùng Hana Lady tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!
Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai
Đau ngực khi mang thai có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Khó tiêu: Các cơn đau ngực thường xuất phát từ việc ăn khó tiêu, triệu chứng sẽ nặng hơn khi bước vào tuần thứ 27, tức là khoảng cuối thai kỳ.
Ợ nóng: Thói quen ăn uống thay đổi khi mang thai khiến mẹ bầu dễ bị ợ nóng. Hơn nữa nồng độ Progesterone tăng lên khiến cơ trơn tử cung bị giãn, giãn vách ngăn thực quản và dạ dày làm axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây ợ nóng.
Căng cơ ngực: Căng dây chằng ngực và các cơ bắp ở vùng ngực sẽ xuất hiện lúc mang thai. Lúc thai lớn hơn, tử cung càng mở rộng tạo áp lực lên xương sườn, cơ hoành khiến bà bầu thở dốc và đau ngực.
Căng thẳng: Đau ngực khi có thai trong bao lâu sẽ dựa vào triệu chứng căng thẳng ở bà bầu. Vậy nên hãy giữ một tinh thần thoải mái, vui tươi để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Kích thước ngực thay đổi: Ngực của bà bầu trở nên to hơn do tuyến vú phát triển và điều này khiến cơ ngực và các khớp thay đổi theo gây đau tức khó chịu.
Nghẽn mạch máu: Nghẽn mạch máu là tình trạng máu đóng cục trong tĩnh mạch. Những cục máu đông này có thể di chuyển lên tĩnh mạch lên phổi gây tắc nghẽn, đau ngực.
Bệnh tim bẩm sinh: Người bị tim bẩm sinh được khuyến cáo không nên mang thai hoặc sẽ được theo dõi sát sao khi mang thai để tránh biến chứng. Vì thế phụ nữ bị tim bẩm sinh khi mang thai cần chú ý tới những cơn đau ngực.
Xem thêm:
Đau ngực khi có thai trong bao lâu?
Đau tức ngực gây ra sự khó chịu cho mẹ bầu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng đau ngực khi có thai trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Thường đau ngực khi mang thai sẽ xuất hiện từ tuần thứ 1 cho tới tuần thứ 6, nó kéo dài liên tục trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Vào 3 tháng mang thai tiếp, hiện tượng này có xu hướng thuyên giảm và sẽ quay trở lại vào 3 tháng cuối.
Lý do là vì vào những ngày gần sinh, các tuyến sữa càng hoạt động mạnh mẽ, núm vú theo đó cũng to ra, chuyển sang màu sậm hơn, thậm chí một số trường hợp còn tiết dịch vàng. Người ta thường gọi đây là sữa non, chúng chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày đầu sau sinh.
Đau ngực khi mang thai có nguy hiểm không?
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi đau ngực khi mang thai là dấu hiệu bình thường và xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên chú ý:
Đau ngực bình thường
Cảm giác đau ngực nhẹ, chỉ đau lúc ấn vào. Trên ngực mẹ bầu còn xuất hiện vết gân, đường rạn và nhiều khi còn bị nóng rát. Những triệu chứng này sẽ khác nhau ở mỗi người, bởi có người sẽ rất đau trong khi có người lại không cảm giác gì.
Đau ngực bất thường
Dù đau ngực khi mang thai là dấu hiệu bình thường nhưng trong một số trường hợp nó là báo hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:
- Cơn đau ngực lan rộng xuống cánh tay
- Người đổ mồ hơi, chóng mặt
- Người sốt nóng, mệt mỏi, khó chịu
- Đau ngực kèm theo chứng ho hoặc khó thở
Các biểu hiện này cho thấy mẹ bầu đang mắc bệnh về phổi, tim hoặc có khối u trong ngực. Điều cần nhất ngay lúc này là tới gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.
Giảm đau ngực khi mang thai bằng cách nào?
Bạn sẽ không còn phải lo lắng đau ngực khi có thai trong bao lâu nếu áp dụng các phương pháp sau:
Điều chỉnh tư thế ngồi: Nên ngồi thẳng hoặc đứng thẳng để phổi có thể hoạt động tốt. Khi ngồi sai tư thế sẽ khiến phổi bị chèn ép gây tức ngực, khó thở.
Hãy nằm đệm: Mẹ bầu nên kê cao gối khi nằm để làm giảm triệu chứng tức ngực.
Thư giãn: Đừng để bản thân quá mệt mỏi. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Tích cực rèn luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, yoga…
Không nằm ngay sau khi ăn no: Lý do vì có thể dẫn tới trào ngược thức ăn, đau tức ngực khó chịu.
Chia nhỏ các bữa ăn: Khẩu vị mẹ bầu sẽ thay đổi khi mang thai, bạn sẽ không ăn được nhiều. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh tình trạng ợ nóng, trào ngược axit.
Tránh ăn thực phẩm gây đầy hơi: Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chất kích thích, caffeine bởi chúng sẽ khiến khó tiêu và gây đầy hơi.
Chọn áo ngực phù hợp: Kích cỡ ngực của mẹ bầu sẽ tăng dần theo thai kỳ. Vậy nên tương ứng với mỗi giai đoạn, bạn nên chọn loại áo ngực thích hợp. Một số loại áo ngực bạn có thể tham khảo như: Bralette, Bodysuit, đồ ngủ Pijama…
Thiết lập lối sống khoa học: Bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin qua chế độ ăn uống. Tăng cường rèn luyện thể thao và tránh sử dụng các chất gây hại.
Trên đây là những chia sẻ của Hana Lady về việc đau ngực khi có thai trong bao lâu. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức hữu ích giúp bản thân trải qua một thai kỳ an toàn, suôn sẻ.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Hana Lady – Bí mật của sự quyến rũ
– Store 1: 184 Lê Văn Sỹ P10 Q.Phú Nhuận
– Store 2: 150 Trương Công Định P14 Q.Tân Bình
– Hotline : 0938.911.394
– Email : hanalady1117@gmail.com